Việt
Ngoại tệ VND
Dịch Vụ Diệt Kiến order in Thành phố Hồ Chí Minh on Việt
Đặt hàng Dịch Vụ Diệt Kiến
Dịch Vụ Diệt Kiến

Dịch Vụ Diệt Kiến

Chỉ định giá từ người bán
Người bán
Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
(Zobrazit na mapě)
+84( 
Hiển thị số điện thoại
Dịch vụ của các doanh nghiệp khác
Mô tả

Kiến là một động vật thuộc bộ Cánh màng, lớp Sâu bọ. Đây là loài sâu bọ có tính xã hội có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất.

Côn trùng gây hại, vốn là một hiểm họa khôn lường đối với sự phát triển kinh tế xã hội, vệ sinh môi trường và sức khỏe con người. Mối phá hoại các công trình xây dựng, giao thông, các công trình kiến trúc, văn hóa. Mọt phá hoại các loại lương thực. Muỗi là thủ phạm lây truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt rét. Ruồi là nguồn lây nhiễm các bệnh đường ruột nguy hiểm. Kiến tấn công nhiều loại cấy trồng, vật nuôi và cả con người. Các loài côn trùng khác như châu chấu, cào cào, ve, sâu, bướm cũng mang lại tác hại to lớn cho đời sống con người. Ngoài ra, chuột - vốn không thuộc họ côn trùng nhưng loài gặm nhấm này cũng là một trong những nguy cơ lớn trong việc phá hoại mùa màng, cắn phá nhà cửa, quần áo, tài sản và là nguồn lây truyền nhiều bệnh nguy hiểm - trong đó có dịch hạch.

Dịch vụ diệt trừ côn trùng, chuột bọ gây hại của công ty Trường Phát đã ra đời trong nhiều năm nay chỉ để giúp quý vị phòng chống hiệu quả nhất đối với các loại côn trùng, chuột bọ phá hoại nêu trên.

Dịch vụ diệt trừ kiến, mối - mọt và côn trùng gây hại khác bao gồm các loại hình cơ bản sau:

Phòng chống - Diệt trừ Mối cho các Cơ Quan, Khách Sạn, Chung Cư, Trường Học, Thư Viện, Nhà Sách, Nhà Xưởng, Kho Hàng, Bến Bãi, Nhà Dân Dụng, Đền, Chùa, Nhà Thờ, Công Trình thủy lợi (đê bao, kênh dẫn nước…) => diệt trừ Mối tận gốc.
Xử lý nền móng (Mối) cho các công trình sắp, đang và sẽ thi công để đảm bảo an toàn cho cơ sở vật chất không bị mối tấn công sau khi công trình hoàn thiện và đưa vào hoạt động.
Xử lý Mọt nông sản, gỗ và các loại Mọt khác.
Khử trùng, xử lý các loại côn trùng, động vật gây hại như Ruồi, Muỗi, Gián, Kiến, Chuột, Chim Bồ Câu, Chim Cú Mèo … bằng nhiều phương pháp tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất.
Chuyên cung cấp các loại hóa chất, máy móc, thiết bị chuyên dùng.
Nguyên tắc làm việc của Công ty Thông Tín:
Khảo sát, tư vấn, thiết lập phương án diệt trừ, phòng ngừa, định giá theo yêu cầu của khách hàng => hoàn toàn miễn phí.
Kiểm tra theo định kỳ, tham mưu các biện pháp ngăn ngừa tốt nhất.
Chế độ bảo hành, chăm sóc khách hàng tốt nhất.


Đặc biệt:
Các loại thuốc công ty Trường Phát sử dụng đều được sự cho phép của cơ quan chức năng không gây độc hại, phản ứng phụ cho người, không ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Trường Phát luôn luôn ưu tiên đầu tư, sử dụng các thiết bị mới nhập, tối tân nhất.
Với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, hóa chất giàu kinh nghiệm, thường xuyên được tập huấn, cập nhật kiến thức, phương pháp mới tại các nước tiên tiến.


Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp và mọi gia đình trên mọi miền đất nước đã, đang và sẽ ủng hộ, tạo điều kiện để chúng tôi áp dụng các biện pháp phòng trừ côn trùng, chuột bọ phá hoại một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất và kinh tế nhất!

Thông thường có khoảng 100000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một mẹ (được gọi là [[kiến chúa]]). Những con kiến mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ (kiến lính)...Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt với những con cùng loài khác tổ bằng mùi.

Kiến chúa cái sống trong phòng chúa ở giữa tổ, chuyên đẻ trứng suốt đời. Những trứng đó sau này sẽ là "thành viên" lao động của tổ.

Sinh sản và tự vệ

Hầu hết kiến đều không có cánh, khi chúng sống trong tổ trong thời gian dài và được che chở, nơi này sẽ tạo ra cánh cho chúng. Trong một khoảng thời gian ngắn mỗi năm, thường là vào những mùa ấm áp hay oi bức, kiến bay đầy trời. Đó chính là những con kiến đực và cái (đã trưởng thành, có thể sinh sản được) đang phối giống. Phối giống xong, con đực chết, cánh của những con đực rụng xuống cộng với phần cơ bắp của chúng chính là thức ăn duy trì sự sống cho con cái để sản sinh ra những con kiến thợ đầu tiên. Những con kiến thợ này đi kiếm ăn cho các con đẻ sau và cho kiến chúa.

Một số kiến thợ thành kiến bảo vệ tổ, chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù. Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình.

Thức ăn
Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm... nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt & mật của rệp vừng. Hầu hết những gì chúng làm được là do bản năng (nghĩa là chúng không phải nghĩ hay tập làm những công việc này để làm như thế nào? ). Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.

Những chuyện lạ về thế giới lòai kiến

Thiên Nhiên

Loài "kiến dũng sĩ" bắt ấu trùng kiến đen về nuôi làm nô lệ. Chúng giúp xây tổ, tìm thức ăn, nuôi "trẻ", quét dọn, bón cho chủ ăn, thậm chí đánh giết đồng loại để cướp nô lệ mới cho chủ. Với khoảng 10.000 tỷ "dân", loài kiến có mặt ở khắp mọi nơi, chỉ trừ những đỉnh núi băng ở hai cực. Nhờ có một bộ máy tổ chức "xã hội" khá phức tạp và quy củ nên dù ở bất cứ nơi nào, sâu trong lòng đất hay trên những ngọn núi cao, chúng đều sống như một vị thủ lĩnh của các loài côn trùng. Hơn thế nữa, sự "thông minh", biết hiệp lực và đoàn kết đã giúp sinh vật nhỏ bé này tồn tại được hơn 140 tỷ năm trên trái đất.

Kiến trồng nấm

Loài kiến nhìn chung là loài sống kiểu du cư, săn bắt. Thế nhưng trong những khu rừng rậm nhiệt đới ở Goatemala hay Brazil, có một loài kiến tên là Cheye (kiến cắt lá) đã định cư và lấy cấy trồng làm kế sinh nhai. Cứ đến đêm, loài kiến này lại tiến quân vào nơi cây lá rậm rạp. Những con khỏe mạnh trai tráng đi đầu, chịu trách nhiệm cắt (cắn) lá cây. Những con "trung niên" xén lá cây đã cắt thành hình tròn hoặc bán nguyệt, để những con yếu hơn vận chuyển về tổ.

Ở tổ, kiến kỹ thuật (chuyên lo "công nghệ" cấy trồng) nhanh chóng nghiền lá cho nát vụn ra, đồng thời tiết nước bọt để trộn đều. Rồi chúng cấy lẫn lên đó những sợi nấm giống vẫn cất giữ. Chẳng bao lâu sau, trên đống lá vụn đó đã mọc trắng những cây nấm. Các "kỹ sư trồng nấm" còn biết khống chế không cho nấm nở xoè, chỉ cần to bằng quả táo là chúng cắn đứt, phân chia cho cả bầy cùng ăn.

Điều đáng ngạc nhiên là chúng cũng biết cách bón phân, thu hoạch, cắn bỏ những loài nấm không ăn được, chọn ra loài nấm cao sản và cất trữ lại để làm giống cho vụ sau. Kỳ lạ hơn nữa, kiến hiểu được cả "kỹ thuật phòng ấm". "Vườn nấm" của chúng có thể ví với phòng trồng nấm, nuôi khuẩn nhân tạo của con người. Ở đó, do lá cây lên men, mục rã nên nhiệt độ luôn ở mức 25 độ C và độ ẩm tương đối là 56%.

Kiến cấy lúa

Ở Mỹ và Mexico có một loài được gọi là "kiến nông nghiệp", bởi vì chúng biết trồng lúa. Vào những ngày mát mẻ, cả đàn kéo nhau ra khỏi tổ, dọn cho thật sạch cỏ xung quanh rồi gieo một loại "gạo kiến", thứ mà chúng rất thích ăn, xuống khu đất vừa dọn cỏ. Để gieo hạt, chúng dùng răng và càng trước để đào hốc, rồi vùi các hạt vào trong đất.

Quân đội kiến

Khi "lúa" đã mọc, chúng lại làm cỏ, phân công chăm sóc, trông coi rất cẩn thận. Đến mùa lúa chín, chúng kéo cả đàn tới thu hoạch, mang về cất trong kho dự trữ. Vào những ngày trời nắng, chúng còn mang "gạo" ra phơi, có lẽ là để đề phòng mốc thối.

Kiến nuôi "bò sữa"

Có một loài kiến biết nuôi loài nha trùng (sâu hại cây bông, cây thuốc lá) để lấy sữa, giống như con người nuôi bò sữa vậy. Trong hang, chúng cũng làm chuồng cho "bò". Mùa xuân ấm áp, các chú kiến mục đồng cho bò ra ngoài hang, đưa lên những tán cây rậm rạp để chăn dắt. Để bảo toàn đám vật nuôi, kiến ta lấy bùn đắp thành những con hào trên cành cây.
Đến kỳ lấy sữa, mỗi con "bò" cho kiến một giọt trong một giây, mỗi ngày được cho 25 mg. Nếu sữa nhiều không ăn hết, chúng liền gọi đám kiến thợ đến. Đám kiến thợ này luôn có tinh thần "tử vì ăn". Chúng uống đầy ắp một bụng sữa, đến mức không cựa quậy được nữa, bám trên các xà ngang trong hang, chết và trở thành túi sữa dự trữ sữa cho kiến mục đồng.
Cũng có lúc, do tranh giành "bò sữa" của nhau mà giữa lũ kiến sinh ra kịch chiến. Những cuộc chiến tranh như vậy thường rất tàn khốc, thây chất thành "núi".

Kiến xây cầu

Một số loài kiến ở các khu rừng nhiệt đới châu Mỹ Latinh có riêng những "đơn vị công binh", làm việc rất hiệu quả. Để tạo thuận lợi cho những con kiến thợ vận chuyển lương thực về tổ, loài kiến Eciton burchellii đã dùng chính cơ thể mình để bắc thành cầu ngang qua các "ổ gà", "ổ trâu" chứa nước.

Các nhà nghiên cứu Scott Powell và Nigel Franks thuộc Đại học Bristol (Anh) đã dùng những tấm ván có đục lỗ với đường kính khác nhau để thử nghiệm hành vi của loài kiến này. Họ ghi nhận rằng kích thước của con kiến bắc cầu tương đương với kích thước của lỗ. Những lỗ có đường kính lớn thì sẽ có nhiều con kiến hợp lại để tạo thành cầu. Chúng chỉ về tổ khi cả đàn đã qua "sông".

Kiến cũng có "ôsin"

Có một loài "kiến dũng sĩ" rất dũng cảm và thiện chiến. Hàm trên của chúng nhọn hoắt như mũi kim, là vũ khí sắc bén lúc lâm trận. Thế nhưng thứ vũ khí này khiến chúng không thể tự ăn được, phải có một loài kiến khác, gọi là "kiến nô lệ", bón cho ăn.

Kiến nô lệ bị cướp đi từ ấu trùng kiến đen rồi được nuôi lớn. Chúng giúp kiến dũng sĩ xây tổ, kiếm thức ăn, nuôi "trẻ nhỏ", quét dọn rác rưởi và bón cho chủ ăn, thậm chí còn giúp chủ xông vào bầy kiến đen để giết dòng tộc của mình và cướp nô lệ mới.

Kiến nô lệ bận bịu suốt ngày, ăn uống thường thiếu thốn nên chỉ thọ được khoảng 2 tháng. Tuy vậy, kiến dũng sĩ không bao giờ cướp kiến lớn về làm nô lệ. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó là vì kiến dũng sĩ đề phòng loại kiến lớn biết được đường trốn thoát, có khi còn biết chống lại chủ. Kẻ ăn trên ngồi trốc này chỉ cướp ấu trùng vì chúng còn quá nhỏ, không thể biết mình đã bị cướp về và tưởng rằng ông chủ chính là thân thích của mình, dẫn đến trung thành tuyệt đối.

Liên bang kiến

Ở Liên Xô cũ có một liên bang kiến khá nổi tiếng, do khoảng 1.500 tổ kiến hợp thành. Bình quân mỗi tổ cao tới 1,5 m, đường kính 7m, nom như một gò đất, thậm chí như một quả đồi nhỏ.

Loài kiến này đầu to, thuộc họ kiến vàng. Cứ 3-4 tổ hợp thành một "bang", giữa các bang lại có những hành lang phân cách. Trong các khu rừng do chúng đồn trú, không có "chỗ đứng" cho các loại côn trùng phá hại.

Nhà nước Liên Xô cũ bảo vệ những khu rừng này rất nghiêm ngặt, coi lãnh địa của liên bang kiến là vùng cấm, xe cộ không được đi vào các khu vực đó.

Contact the seller
Dịch Vụ Diệt Kiến
Dịch Vụ Diệt Kiến
Compare0
ClearMục đã chọn: 0